Starbucks đã hài hòa các thiết kế của mình với văn hóa nhật bản như thế nào?
Đã 20 năm trôi qua kể từ khi Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên của mình tại Nhật Bản, mang đến một hơi thở mới cho văn hóa cà phê của đất nước này – đồng thời tạo ra một “địa điểm thứ ba” khác để thưởng thức loại đồ uống này ngoài nhà và trường học/cơ quan. Đáng chú ý là, hầu hết tất cả 1245 cửa hàng cà phê Starbucks trên khắp 47 quận thành tại đất nước Nhật xinh đẹp nhỏ bé này đều được điều hành trực tiếp bởi công ty mẹ. Do vậy, để nâng cao tính cạnh tranh, Starbucks yêu cầu rằng mỗi cửa hàng của mình phải vừa hòa nhập tối đa vừa tạo ra sức hút riêng với từng thị trường khác nhau ngay trong nước Nhật. Thay vì tuân thủ theo cùng 1 tiêu chuẩn thiết kế cho tất cả các chi nhánh, đội ngũ thiết kế của Starbucks đã làm việc cực kỳ nghiêm túc và chăm chỉ để kết hợp hài hòa tất cả đặc điểm vùng miền, lịch sử và lối sống của địa phương trong các thiết kế của mình.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này không được sử dụng ngay từ đầu. Năm 1996, cửa hàng đầu tiên của Starbucks tại Nhật, cũng là cửa hàng đầu tiên ngoài khu vực Bắc Mỹ, được khai trương tại phố Matsuyama tỉnh Ginza. Cửa hàng này sử dụng mẫu thiết kế cung cấp bới trụ sở Starbucks tại Seattle, chỉ thay đổi một chút để phù hợp với Bộ luật Xây Dựng nước sở tại và các yêu cầu về không gian tại đây. Sau này, khi Starbucks ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, phương án này trở thành phương án dự bị bởi các nhà thiết kế bắt đầu quan tâm hơn đến các sắc thái địa phương và mong muốn thử nghiệm những điều mới mẻ hơn.
Thay đổi qui trình thiết kế với BIM
Năm 2009, Starbucks Nhật Bản thay thế phần mềm CAD 2D truyền thống bằng Autodesk Revit, một công cụ Mô hình thông tin xây dựng (Building Information Modeling – BIM) đang được sử dụng tại trụ sở Seattle. Trường nhóm thiết kế Mayu Takashima hồi tưởng lại phản ứng của các designers khi đó: “Chúng tôi không có bất kỳ sự chuẩn bị hay training nào, các nhà thiết kế gần như ngay lập tức bị cuốn vào phần mềm này 1 cách háo hức. Mỗi người bắt đầu làm việc theo những cách khác nhau mà họ thấy là phù hợp nhất với bản thân mình”
Đến một thời điểm nhất định, qui trình BIM bắt đầu đòi hỏi hiệu quả tổ chức thông qua sự hợp tác cao hơn. “ví dụ như từ trước đến giờ, dữ liệu về các chủ đầu tư được link đến những mẫu thiết kế mà họ sử dụng, tuy nhiên chúng tôi lại không thể lấy lại những dự liệu đó ra, bởi vậy phải nhập thủ công những dữ liệu này 1 lần nữa nếu muốn sử dụng”, Takashima chia sẻ “đó thực sự là một tình huống hỗn loạn”
Sử dụng công nghệ thực tế ảo tại Ark Hills Shop
Từ mùa hè năm 2016 đến giờ, Starbucks Nhật Bản đã bắt đầu áp dụng các công nghệ thực tế ảo (VR) cho các cửa hàng đang sử dụng dữ liệu BIM từ phần mềm Autodesk Revit Live. Trong đó, các tệp Revit có thể được chuyển đổi thành nội dung VR một các dễ dàng, phục vụ cho việc trình chiếu hoặc các mục tiêu chia sẻ thông tin khác.
Trong quá trình thử nghiệm nền tảng mới này, các nhà thiết kế đã mời các đồng nghiệp từ những chi nhánh khác đến trải nghiệm mô phỏng trực quan của một cửa hàng mới được tu sửa lại có tên Ark Hills thông qua một màn hiển thị đội đầu HTC Vive. Tình cờ, một nhân viên pha chế của Ark Hills đến trụ sở đúng lúc cuộc thử nghiệm diễn ra và chúng tôi đã trao cho anh ấy cơ hội thử nghiệm VR lần đầu tiên.
Nhân viên này đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy nơi mình làm việc hằng ngày hiện ra một cách hoàn toàn chân thật, từ kích thước như chiều cao và chiều rộng của quầy cho đến tầm nhìn từ khu vực chỗ ngồi của khách, tất cả đều chính xác tuyệt đối.
Nguồn: Archdaily
Dịch: Zen Architect Group
Viết bình luận